Danh mục dịch vụ ×
Thành lập công ty
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Sở hữu trí tuệ
Danh mục dịch vụ
Theo Luật sở hữu trí tuệ đối tượng của sở hữu trí tuệ gồm 3 nhóm chính (i) Sở hữu công nghiệp (ii) bản quyền tác giả (iii) quyền liên quan đến giống cây trồng vật nuôi. Do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với 03 đối tượng nêu trên đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo vệ.
1/Cụ thể, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
– Hành vi xâm phạm quyền tác giả
– Hành vi xâm phạm quyền liên quan
– Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
– Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh
– Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
2/ Những vi phạm sở hữu trí tuệ thường gặp
- KDCN: theo Khoản 12 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Trên thị trường, KDCN bị xâm trạng dễ thấy nhất là trong ngành thời trang. Sản phẩm công nghệ cũng là một trong những đối tượng hay bị nhái.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý. Đối với trường hợp đưa hàng hóa vào một nước thì phải xem KDCN đó đã được đăng ký bảo hộ tại nước đó chưa, nếu KDCN không được đăng ký bảo hộ tại nước đó thì có thể xuất khẩu sản phẩm mà không gặp rắc rối gì về mặt pháp lý liên quan đến quyền SHCN.
- Nhãn hiệu: theo Khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây : Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc ; có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nói một cách đơn giản, nhãn hiệu có thể hình ảnh chứa tên sản phẩm, logo công ty và khẩu hiệu của công ty.
- Tên thương mại : theo Khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009,Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
Một vụ việc đình đám để ví dụ cho trường hợp này là vụ kiện giữa tập đoàn Vincom và tập đoàn Vincon. Cũng như KDCN và nhãn hiệu, tên thương mại bị xem là xâm phạm khi dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Thông thường, 3 quyền này sẽ bị xâm phạm cùng nhau do một sản phẩm khi tung ra thị trường thường có hình dáng, nhãn hiệu và tên của công ty sản xuất.
Nói đến quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) là nói đến sự công nhận từ phía nhà nước đối với một quyền dân sự (quyền nhân thân, quyền tài sản) của tổ chức, cá nhân đối với tài sản sở hữu trí tuệ nhất định...