Danh mục dịch vụ ×
Thành lập công ty
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Sở hữu trí tuệ
Danh mục dịch vụ
Quy định của pháp luật về con dấu của doanh nghiệp?
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
2. Sau khi khắc con dấu xong, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD) để cơ quan này đăng tải trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (dangkykinhdoanh.gov.vn).
Đồng thời, cơ quan ĐKKD sẽ cấp cho Doanh nghiệp một Văn bản xác nhận doanh nghiệp đã đăng ký mẫu con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (thay cho Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp như hiện nay).
Đặc biệt, về thời điểm có hiệu lực của con dấu doanh nghiệp, theo quy định tại dự thảo mới nhất của Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ xem xét thông qua, nội dung thông báo mẫu dấu do doanh nghiệp gửi cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm thông tin về thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Việc quản lý và sử dụng con dấu
Chính phủ vừa ban hành nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý và sử dụng con dấu.
Theo đó, con dấu doanh nghiệp được quản lý và sử dụng theo quy định sau:
- Các doanh nghiệp đã thành lập trước 01/07/2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này.
Đồng thời, thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015, được đánh giá có nhiều bước đột phá nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó quy định về con dấu doanh nghiệp có nhiều điểm mới nổi...
Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ quan nhà nước.
Dấu chức danh là con dấu thể hiện rõ chức vụ và họ tên của một người trong công ty cũng như trong doanh nghiệp. Khắc dấu chức danh rõ nét khiến chúng ta có được các con dấu đẹp, sắc nét và văn bản...
Giờ đây không chỉ có những doanh nhân, người có chức danh cao mới sử dụng đến khắc dấu tên cá nhân mà ngay cả trong những ngành nghề cơ bản như giáo viên, kỹ sư, bác sỹ, kế toán, nhân viên kinh doanh,...
Chân dung của bạn có thể được vẽ nên bằng cách phân tích chữ ký của chính bạn. Nó sẽ tiết lộ các kỹ năng xã hội, mối quan hệ của bạn với bố mẹ (đặc biệt là với bố), sự thành thật, kiên định, mức độ...