Danh mục dịch vụ ×
Thành lập công ty
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Sở hữu trí tuệ
Danh mục dịch vụ
Điều 12 – Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp năm 2014 nêu rõ:
Quy định mẫu con dấu
1. Hình thể, kích thước, đường chỉ.
Tất cả các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế nói ở phần I Thông tư này đều dùng con dáu:
- Hình thể: Hình tròn
- Kích thước: Đường kính 34/mm.
- Hình dấu có hai chỉ: Chỉ ngoài là hai đường tròn sát nhau, đường tròn phía ngoài nét đậm, đường tròn phía trong nét nhỏ; chỉ trong là một đường tròn nét; 2 chỉ cách nhau 5 mm.
2. Nội dung:
- Vùng ngoài phía trên con dấu khắc: Số quyết định thành lập hoặc số giấy phép đăng ký sản xuất, kinh doanh, kèm theo các chữ viết tắt thành phần kinh tế của tổ chức đó
Ngăn cách giữa dòng chữ vành ngoài phía trên và vành ngoài phứa dưới là hai ngôi sao nhỏ ở hai đầu.
- Ở giữa dấu khắc tên tổ chức kinh tế dùng dấu theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập hoặc ghi trong giấy phép kinh doanh.
- Vành ngoài phía dưới con dấu khắc tên của địa phương nơi tổ chức kinh tế đó đóng trụ sở.
Quy định việc khắc và quản lý con dấu
1. Giải quyết việc khắc dấu:
Công an tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm giải quyết việc khắc dấu hoặc cấp giấy giới thiệu cho các tổ chức kinh tế (kể cả các tổ chức kinh tế của Trung ương đóng ở địa phương) đến các cơ sở khắc dấu do công quản lý để khắc; sau đó thực hiện việc đăng ký lưu chiểu mẫu con dấu đã khấc trước khi giao cho các tổ chức kinh tế sử dụng.
2. Thủ tục khắc dấu:
a) Đối với các tổ chức kinh tế đã được sử dụng con dấu, nay khắc lại theo mẫu mới quy định trong Thông tư này, thì khi đến cơ quan công an làm thủ tục khắc lại con dấu chỉ cần mang theo giấy giới thiệu của tổ chức đó, có ghi rõ số quyết định thành lập hoặc có giấy phép đăng ký sản xuất, kinh doanh của cấp có thẩm quyền, kèm theo giấy chứng minh nhân dân cuả người đến liên hệ khắc dấu.
b) Đối với các tổ chức kinh tế mới thành lập (khi đến công an tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương) làm thủ tục khắc dấu phải xuất trình bản chính và nộp một bản sao quyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký sản xuất, kinh doanh của cấp có thẩm quyền quy định trong các nghị định, Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng đối với từng loại hình tổ chức kinh tế, kèm theo giấy chứng minh nhân dân của người trực tiếp đến liên hệ khắc dấu.
3. Quản lý con dấu trong quá trình hoạt động
Khi có sự thay đổi tên, giải thể, sát nhập v.v... phải giao lại con dấu cũ cho cơ quan công an đã cấp giấy phép khắc con dấu để quản lý . Nếu tổ chức kinh tế cần thiết phải có con dấu cũ để giải quyết các việc tồn tại thì phải báo cáo xin phép lên cấp trên trực tiếp và báo cáo cho cơ quan công an đăng ký con dấu biết. Thời hạn được giữ lại dấu này không quá 1 tháng như quy định tại điều 3 QĐ/90-HĐBT. Người đứng đầu tổ chức kinh tế có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc sử dụng con dấu của đơn vị mình trong quá trình hoạt động.
4. Mực in dấu.
Dấu của các tổ chức kinh tế dùng mực in màu đỏ.
Nếu như trước 01/7/2015, Doanh nghiệp phải khắc dấu tại cơ quan công an, thì kể từ 01/7/2015, Doanh nghiệp tự chọn nhà cung cấp dịch vụ khắc dấu rồi làm thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định....
Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ quan nhà nước.
Dấu chức danh là con dấu thể hiện rõ chức vụ và họ tên của một người trong công ty cũng như trong doanh nghiệp. Khắc dấu chức danh rõ nét khiến chúng ta có được các con dấu đẹp, sắc nét và văn bản...
Giờ đây không chỉ có những doanh nhân, người có chức danh cao mới sử dụng đến khắc dấu tên cá nhân mà ngay cả trong những ngành nghề cơ bản như giáo viên, kỹ sư, bác sỹ, kế toán, nhân viên kinh doanh,...
Chân dung của bạn có thể được vẽ nên bằng cách phân tích chữ ký của chính bạn. Nó sẽ tiết lộ các kỹ năng xã hội, mối quan hệ của bạn với bố mẹ (đặc biệt là với bố), sự thành thật, kiên định, mức độ...